Khi trẻ suy dinh dưỡng sẽ tác động xấu đến phát triển chiều cao của trẻ, bởi yếu tố dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (32%) quyết định việc phát triển chiều cao. Giúp con thông minh và cao lớn, phòng ngừa và chữa trị kịp thời sâu răng sữa
♪
Sâu răng hàm ở trẻ em
♪
Sâu răng khi đang mang thai
Các nhà khoa học Na-uy đã chỉ ra rằng, bộ răng có mối liên quan chặt chẽ tới khả năng ghi nhớ của bộ não con người. Khi nhổ răng sâu, một vùng trên não sẽ bị ảnh hưởng xấu và giảm độ nhạy cảm của các vùng khác. Sâu răng khiến các động mạch não bị thu hẹp, ảnh hưởng tới hoạt động của não. Các bệnh về răng điển hình là tình trạng sâu sún răng sữa quá sớm (trước 6 tuổi) sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ cũng như trí thông minh của trẻ.
Tiến sĩ Nha khoa người Hồng Kông- Duangthip Duangporn cũng đã kết luận: “ Trẻ bị sâu nhiều răng sớm không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số IQ của trẻ” khi tiến hành nghiên cứu 600 trẻ từ 1-6 tuổi tại Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh (2005).
Sâu răng sữa ảnh hưởng xấu đến phát triển chiều cao
Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam) có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao, trong đó 2/3 giai đoạn nằm trong thời kỳ răng sữa (từ khi mọc mầm răng sữa đầu tiên ở tuần thứ 8 thai kỳ cho đến trước 6 tuổi), nhất là giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ. Nếu trong giai đoạn này, trẻ bị sâu sún răng sữa sớm và nhiều, trẻ khó khăn trong ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Đầu tiên, cha mẹ cần nêu cao ý thực phòng ngừa cho trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ, bởi: Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ sâu răng sữa là do mẹ bị sâu răng sẽ lây truyền vi khuẩn sâu răng sang thai nhi. Ngoài ra, khi mang thai mẹ bị viêm lợi (nướu), viêm nha chu sẽ khiến cho người phụ nữ tăng nguy cơ sinh non 2-3 lần. Theo Tiến sĩ Trần Thu Thủy ( Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược TPHCM) đã chỉ ra nguyên nhân quan trọng khiến trẻ sau sinh đối mặt với tình trạng men răng kém khoáng, răng bị mẻ (mủn) khi mọc lên là do: trẻ bị sinh non.
Thứ hai, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu sâu răng sữa, cha mẹ cần ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bởi ngay khi sinh ra, trẻ đã đối mặt với nhiều nguy cơ sâu răng sữa ở mọi lúc mọi nơi. Ngay cả khi trẻ được cha mẹ vệ sinh răng lợi hàng ngày đều đặn vẫn chưa đủ.
“Là một người công tác trong ngành Y, mình hiểu bạn răng sữa có ý nghĩa quan trọng thế nào đến việc định hình những chiếc răng vĩnh viễn của bé sau này. Vậy mà khi con gái hơn 2,5 tuổi, những răng cửa hàm trên của con bắt đầu ố vàng, dần lan xuống cả những răng hàm dưới. Răng hàm cũng bắt đầu xuất hiện những chấm đen báo hiệu sẽ bị sâu răng sữa. Mình lo lắm vì bé vẫn đánh răng khá đều đặn nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Ngay dấu hiệu đầu tiên đó, mình thấy cần thiết tìm giải pháp bảo vệ răng cho trẻ, để ngăn chặn kịp thời sự phát triển của bệnh sâu răng sữa”. Chia sẻ của Bác sĩ Trần Bảo Ngọc ( Trung tâm tiêm chủng Tp. Đà Nẵng)
Giải pháp nào an toàn cho trẻ để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng?. Cha mẹ cần tìm phương pháp mà yếu tố cơ sở khoa học, an toàn và hiệu quả triệt để đặt lên hàng đầu, tránh các giải pháp gây đau đớn và ảnh hưởng tâm lý sợ hãi khi trẻ còn nhỏ, cố gắng giúp bảo tồn răng sữa trẻ đã bị sâu đến tuổi thay răng bằng việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Từ câu truyện của chiếc răng sữa, sự hiểu biết đúng đắn của cha mẹ quyết định rất lớn đến tương lai của con. Cha mẹ sẽ góp phần phát huy trí thông minh và thúc đẩy chiều cao của trẻ bằng việc phòng ngừa và điều trị kịp thời bệnh sâu răng khi trẻ từ 0-6 tuổi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét