Răng khôn hay còn gọi là rằn số 8, mọc ở góc trong cùng của hàm nên quá trình thăm khám khá khó khăn. Ngoài việc mọc trễ hơn các răng khác thì răng khôn không khác gì các răng khác trong hàm cả, cũng có thể bị sâu, nứt vỡ, hư tủy hay cả trường hợp răng khôn bị lung lay.
Răng khôn bị lung lay có thể do các bệnh lý gây nên. Thông thường, khi mọc răng khôn thường có thể mọc ngầm hoặc mọc lệch gây đau nhức. Tuy nhiên, trường hợp của bạn răng khôn mọc bình thường nên không gây đau nhức và không cần thiết phải nhổ răng khôn ngay.
Trên thực tế, cho dù ban đầu răng khôn không có biểu hiện cụ thể, không biến chứng nhưng không có nghĩa răng khôn không bị bệnh lý. Do nằm sâu ở vị trí trong cùng nên việc vệ sinh khó khăn, bàn chải đánh răng không thể đưa tới để làm sạch mảng bám thức ăn. Khi các mảng bám này tồn tại sẽ là môi trường cho vi khuẩn lưu trú và gây bệnh sâu răng hoặc viêm nướu, viêm chân răng, nặng hơn có thể gây áp xe xương ổ răng, gây tiêu xương hàm.
Răng khôn bị lung lay phải làm sao?
Trường hợp răng khôn bị bệnh lý và lung lay, chúng tôi khuyên bạn nên nhổ bỏ để tránh biến chứng có thể xảy ra. Bản thân răng khôn đã không được khuyến khích giữ lại và cần nhổ bỏ do các viêm nhiễm và cảm giác đau nhức mà nó gây ra cho bệnh nhân.
Với các răng bình thường, khi răng bị lung lay, nha sỹ sẽ cố gắng điều trị bệnh lý để bảo tồn răng tối đa, đảm bảo ăn nhai, tránh trường hợp phải trồng răng giả. Tuy nhiên, răng khôn không đóng vai trò ăn nhai trên cung hàm nên việc nhổ bỏ không tác động tới khả năng ăn nhai bình thường của bạn. Do đó, tốt nhất bạn nên đến trung tâm nha khoa để nha sỹ tiến hành nhổ bỏ răng khôn bị lung lay, hạn chế các biến chứng về sau.
Hiện nay, kỹ thuật nhổ răng đảm bảo an toàn cao nên bạn có thể yên tâm, không phải quá lo lắng nhổ răng khôn có đau hay không. Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome hiện là công nghệ nhổ răng tốt nhất, hoàn toàn không gây biến chứng.
Khác với cách nhổ răng bằng dụng cụ nạy và kìm nha khoa để lấy toàn bộ phần chân răng ra cùng một lúc gây đau nhức khá nhiều, các mũi siêu âm sẽ chỉ tác động đến hệ thống nha chu xung quanh răng. Khi dây chằng nha chu bị đứt thì việc lấy răng ra theo từng phần sẽ khá dễ dàng mà không gây đau nhức nhiều. Do không xâm lấn đến xương hàm, ít tách nướu nên phương pháp nhổ răng siêu âm này hạn chế chảy máu và giúp cho khả năng lành thương nhanh hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét