Nhổ răng là khái niệm rất gần gũi với chúng ta. Trong đời mỗi người ít đã đã từng làm việc này một lần. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta xem nhẹ điều này. Khi nhổ răng, bệnh nhân phải đối mặt với những nguy cơ đau đớn, chảy máu, sưng lớn…thậm chí là bị nhiễm trùng, biến chứng nếu bác sĩ thực hiện không có chuyên môn. Đặc biệt với trường hợp nhổ răng khôn thì mức độ khó càng cao hơn. Bác sỹ bệnh viện nha khoa tư vấn phương pháp nhổ răng an toàn giúp bạn trang bị tốt kiến thức cho mình.
|
Bác sỹ tiêm thuốc trước khi nhổ răng |
Khi áp dụng phương pháp nhổ răng hàm không đau, ngoại trừ những tác động như phải xuyên mũi kim vào mô mềm và bơm thuốc tê sau khi chích sẽ làm rách mô, thì các cơn đau về răng hàm mặt dường như được loại bỏ trong quá trình điều trị.
Sau đây là các kỹ thuật giúp nhổ răng hàm không đau mà chúng tôi muốn chia sẻ:
1. Kỹ thuật đánh lạc hướng: kỹ thuật này kết hợp nhiều chuyển động rung hay di chuyển các mô mềm một cách thủ công khi mũi kim được tiêm vào và trong khi bơm thuốc tê. Khi áp dụng kỹ thuật này sẽ kích thích tạo ra các sợi A nhanh hơn và nhiều hơn đề các sợi này có thể ức chế sự kích thích các sợi C- (sợi thần kinh hướng tâm) trong việc dẫn truyền cảm giác đau.
2. Đâm kim nhẹ nhàng, không mạnh bạo: Khi tiến hành gây tê, kim đâm vào mô phải thật nhẹ nhàng, từ từ, không được làm mạnh bạo. Chích nhẹ nhàng và rút kim nhanh sau khi chích xong sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu được các cơn đau một cách hiệu quả.
|
Nhổ răng có đau và nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào tay nghề chuyên môn của bác sĩ, kỹ thuật thực hiện và trang thiết bị hiện đại
|
Nhổ răng hàm không đau
3. Bơm chậm: kỹ thuật này có thể thực hiện một cách dễ dàng bằng cách chỉ đạt một lực tối thiểu ống chích và bơm thuốc tê ít nhất trong vòng một phút. Nếu bơm khí vào mô do bơm thuốc tê nhanh và mạnh sẽ gây đau.
4. Kim có kích thước lòng ống kim nhỏ: sẽ giới hạn lượng thuốc tê đi qua kim. Khi dùng kim với tốc độ chậm sẽ không cho phép tiêm thuốc tê nhanh và mạnh, do đó sẽ giảm đau.
5. Thôi miên: trước khi tiêm thuốc tê là một cách đã được áp dụng từ lâu để trấn an, giúp cho bệnh nhân không có áp lực khi điều trị y/ nha khoa dưới bất cứ hình thức nào có thể gây đau
6. Thuốc tê nóng: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng làm ấm thuốc tê trước khi tiêm từ nhiệt độ phòng khoảng từ 21độ C lên nhiệt độ của cơ thể khoảng 37 độ sẽ làm giảm cảm giác đau. Tuy nhiên nên lưu ý không được trữ thuốc tê trong dụng cụ giữ ẩm.
7. Sử dụng thuốc tê bề mặt đúng cách là công đoạn tối cần thiết. Nhiều nha sĩ bôi thuốc tê lên bề mặt rồi lập tức tiêm thuốc tê vào, không để thuốc tê bôi có thời gian phát huy hiệu quả của nó. Cần ít nhất 2 phút để thuốc tê bề mặt tiếp xúc với mô mềm trước khi lau đi, để thuốc tê phát huy tác dụng trên bề mặt mô mềm rồi rửa sạch bề mặt sau khi thấy có tác dụng tê.
8. Bôi tê articaine tại chỗ thay vì kỹ thuật gây tê vùng thần kinh hàm dưới có thể giảm đau khi chích răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới trở ra trước. Tuy nhiên, articaine được chỉ định một nửa hàm lương tương ứng khi so với lidocaine( 2 ống lidocaine= 1 ống artucaine)
9. Dùng oxid nito trước khi chích giúp bệnh nhân thư giãn và có thể giảm cảm giác đau khi tiêm thuốc tê.
10. Khi chích mặt trong, dùng đầu cùn cùa “ Q-tip” ( cây bong ngoáy tai cắt đôi dùng trong kỹ thuật kiểm tra cảm nhận xúc giác bằng cách dùng đầu cùn và đâu bông gòn chà nhẹ lên mu bàn tay và mặt của bệnh nhân) hay cán gương miết nhẹ lên mô mềm với lực đều tay rồi bơm thuốc tê từ từ, có thể áp dụng trong kỹ thuật gây tê thông thường hoặc gây tê mặt trong gai nướu với mũi kim từ phía ngoài.
11. Miếng dán thuốc tê bề mặt chứa 2% lidocaine đã được chứng minh là có hiệu quả.
* Các thiết bị được thiết kế nhằm để hỗ trợ cho việc làm giảm hay loại bỏ cảm giác đau khi gây tê chích tại chỗ, giúp nhổ răng hàm không đau:
– CompuDent
– DentalVibe
– VibraJect
– Onset with Mixing Pen
Với những chia sẻ về phương pháp nhổ răng an toàn đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân, bạn hãy chọn một địa chỉ nha khoa đáng tin cậy, đảm bảo điều trị tốt nhất cho mình nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét